0902.652.443

Dịch vụ giặt ủi nhà hàng tiệc cưới

Nhà hàng tiệc cưới là những nơi luôn đòi hỏi tiêu chuẩn khắc khe về tính thẩm mỹ và vệ sinh. nên hầu hết khăn tại những nơi này đều yêu cầu phải trắng tinh tươm và mềm mại để làm tăng giá trị dịch vụ. Vậy làm thế nào để giữ khăn trắng sạch sẽ như mới ?

Vì là các hình thức kinh doanh quy mô sử dụng khăn trải bàn lớn. Vì vậy mà các nhà hàng tiệc cưới cần tìm đến các Dịch vụ chuyên giặt sấy giặt ủi khăn trải bàn nhà hàng tiệc cưới tại Bình Dương. Tại đây, tùy theo loại khăn, tùy theo đặc hình của dịch vụ mà được phân loại ra khác nhau. Sở dĩ được chia ra thành từng loại riêng vì tùy vào công dụng và chất liệu của từng loại khăn mà phải có kỹ thuật giặt khác nhau.

Quy trình giặt sấy giặt ủi khăn trải bàn nhà hàng, tiệc cưới

Bước 1: Thu gôm

  • Thu gom đồ tại các đơn vị gửi giặt
  • Không tác động làm bẩn vải thêm trong quá trình thu gom. Việc làm này để tránh ảnh hưởng đến các chương trình máy đã cài đặt và hiệu quả thấp đi, chất lượng vải, tuổi thọ vải bị giảm
  • Những khăn dùng khi thu gom thì không được vứt xuống nền, khi chuyển từ xe tải trung chuyển hàng về thì nên để vào xe thu gom đồ bẩn. Tránh các trường hợp như: Tấm khăn bị chà thêm vào mặt sàn, dấu chân bẩn, dấu giày dẫm lên khăn, vải.

Bước 2: Phân loại

  • Phân loại theo vết bẩn: Chia đồ bẩn ít riêng, đồ bẩn nhiều riêng để tránh giây vết bẩn vào nhau
  • Phân loại theo loại vải, màu sắc. Nên giặt đồ trắng riêng, đồ màu riêng
  • Phân loại theo size sản phẩm: Đồ to riêng, đồ nhỏ riêng (Khăn nhỏ giặt riêng, khăn to giặt riêng)

Bước 3: Giặt và vắt

Tùy vào từng loại chất liệu mà cần phải có chương trình giặt cũng khác nhau. Nhằm giúp tiết kiệm được lượng nước, bột giặt và đảm bảo quá trình giặt diễn ra nhanh hơn. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giặt:

  • Hóa chất giặt
  • Thời gian
  • Nhiệt độ
  • Tác động cơ học của máy giặt
  • Cuối cùng là quy trình thao tác của người làm

Bước 4: Sấy và ủi (Là)

Sau khi giặt xong, quần áo sẽ chuyển sang máy để sấy. Phụ thuộc vào từng nhóm vải cần cài đặt chương trình sấy với thời gian sấy khác nhau để đảm bảo quần áo vải sau khi sấy không bị quá khô hay vải bị co, cháy vải. Nên lưu ý, sấy ở nhiệt độ vừa phải, không quá thấp hay quá cao, thời gian sấy nên kéo dài ra.

Đối với đồ cần phải là như ga, khăn trải bàn, chăn… thì cần  giữ độ ẩm thích hợp sau khi giặt, sấy để khi đưa vào là đảm bảo cho đồ không bị nhăn.

Bước 5: Gấp – đóng gói đồ

Đồ vải sau khi hoàn thiện xong thì được gấp và đóng gói cẩn thẩn và chuyển về kho chứa vải tập trung

Bước 6: Lưu kho

Đồ vải sau khi được gấp và đóng gói cẩn thận sẽ chuyển vào lưu kho. Thời gian lưu kho tối thiểu là 24 giờ trước khi chuyển sang sử dụng. Vải cần thời gian nghỉ để có được độ bông xốp của sợi vải là tốt nhất, về trạng thái ban đầu của vải.

Trường hợp là Khách hàng gửi đồ giặt thì cần đóng gói cẩn thận và trả hàng cho khách.

Bước 7: Chuyển đồ vào sử dụng

Chuyển đồ từ kho để đưa vào sử dụng. Nên lưu ý, chuyển đồ ra theo hình thức Nhập trước – Xuất trước. Nghĩa là đồ nào giặt, lưu kho trước thì nên dùng trước cái nào nhập kho sau thì dùng sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *